Nhận giấy sao kê từ ngân hàng, người con trai mới biết lý do vì sao trong tài khoản của mẹ già không có một đồng nào.
Người dân trong ngôi làng đều ghen tị với dì Tông vì dì có một cậu con trai vừa tài giỏi lại hết mực hiếu thảo. Con trai dì Tông được mọi người gọi với cái tên thân thiết là Tiểu Hàng. Ngay từ năm 3 đại học, cậu ấy đã bắt đầu kinh doanh và tự thành lập một công ty riêng vào năm 27 tuổi. Nhiều người trong làng phải nhờ cậy Tiểu Hàng để tìm việc cho con cháu.
Chồng dì Tông qua đời rất sớm, khi Tiểu Hàng mới 15 tuổi. Dù thiếu đi đôi vai của của người cha, nhưng cuộc sống của 2 mẹ con dì Tông vẫn luôn đủ đầy và hạnh phúc. Dì cũng cố gắng hết mình để nuôi cậu con trai duy nhất khôn lớn và thành tài. Sau nhiều năm vất vả nuôi con, cuối cùng, dì Tông cũng nhận được ”trái ngọt”.
Có sự nghiệp thành đạt, con trai dì Tông mua nhà, mua xe ở thành phố. Anh còn nhiều lần mời mẹ đến sống chung nhưng bà từ chối với lý do thích cuộc sống bình yêu ở quê hơn. Năm Tiểu Hàng 38 tuổi, anh kết hôn với một cô gái thông minh, xinh đẹp và rất hiền hậu. Điều này khiến dì Tông vui sướng và hạnh phúc vô cùng.
Tuy nhiên, vài năm sau khi Tiểu Hàng kết hôn, số lần anh về thăm mẹ ít dần. Người dân trong làng thường xuyên thấy dì Tông buồn rầu, chẳng mấy khi vui vẻ như ngày xưa. Có lần, họ thấy dì ngồi ngơ ngác bên thềm nhà, mắt nhìn về phía xa xăm vô định. Nhiều người suy đoán con trai dì gặp khó khăn nên không thể phụng dưỡng mẹ già và có mặt mũi để về quê, nhưng thực tế không phải vậy. Mỗi tháng, Tiểu Hàng đều gửi về cho mẹ 7000 NDT (khoảng 22 triệu đồng) để tiêu xài. Có những tháng, anh còn gửi thêm tiền để mẹ mua sắm đồ đạc mới.
Sau khi hỏi thăm dì Tông, mọi người mới biết vì công việc bận rộn nên Tiểu Hàng không thể về quê thăm mẹ đều đặn như xưa. Có những lần dì gọi điện để hỏi thăm con trai, nhưng chỉ nói được vài câu Tiểu Hàng đã phải tắt máy vì cuộc họp gấp. Nhiều ngày lễ lớn con trai dì cũng không thể về ăn với dì bữa cơm. Chính vì vậy mà dì Tông mới trông buồn rầu đến vậy.
Một ngày nọ, người hàng xóm đi ngang qua nhà thì thấy dì Tông ngã xuống đất và có biểu hiện khó thở khó. Người này nhanh chóng gọi dân láng đến đưa dì Tông đi bệnh viện, sau đó liền báo tin cho Tiểu Hàng. Bác sĩ cho biết, dì Tông bị xuất huyết não đột ngột và không thể cứu được. Sự ra đi của dì Tông khiến hàng xóm xung quanh không khỏi thương tiếc. Nhận được tin dữ, Tiểu Hàng đau buồn, lập tức trở về quê lo tang lễ cho mẹ.
Khi sắp xếp đồ đạc của mẹ, Tiểu Hàng phát hiện thẻ ngân hàng của bà không có một đồng nào. Hơn 10 năm trời, tháng nào anh cũng gửi tiền về nhà cho mẹ tiêu xài. Dù mẹ chi tiêu thế nào thì ít nhất cũng còn vài nghìn tệ mới đúng. Thấy lạ, Tiểu Hàng liền đến ngân hàng để sao kê tài khoản. Khi nhận được thông tin, Tiểu Hàng mới biết mẹ đã dành toàn bộ số tiền mà anh gửi hàng tháng để nuôi dưỡng các em nhỏ trong cô nhi viện gần nhà.
Đến cô nhi viện, Tiểu Hàng được quản lý tại đây cho biết mẹ anh thường đến đây vui chơi và chăm sóc các trẻ em mồ côi vào cuối tuần. Bà kể rằng mình thấy vui và bớt cô đơn khi được trông thấy những đứa trẻ. Số tiền 7000 NDT mà dì Tông gửi đến cô nhi viện được dùng để mua đồ ăn, đồ chơi và bánh kẹo cho các bé mỗi tháng. Nghe đến đây, Tiểu Hàng bật khóc nhận ra sai lầm của mình khi đã để mẹ một mình trong suốt thời gian vừa qua.
Với người già, không gì quý hơn khoảnh khắc vui vẻ, ăn bữa cơm nhà cùng những người thân yêu của mình. Chắc hẳn, dì Tông đã trải qua khoảng thời gian cô đơn và khó khăn trong những năm cuối đời. Mong rằng câu chuyện này sẽ khiến nhiều người con trân quý những phút giây êm ấm bên gia đình, đặc biệt là cha mẹ của mình.
Nguồn : https://docnhanh.vn/loi-song/thang-nao-cung-bieu-me-22-trieu-vnd-den-khi-ba-qua-doi-trong-tai-khoan-chang-co-lay-mot-xu-nhan-giay-sao-ke-ngan-hang-toi-khoc-ngat-tintuc935176