Đêm đó l.ạ giường, tôi chẳng ngủ được. Dậy đi vệ sinh ngang qua phòng con trai thì tôi vô tình nghe được cuộc hội thoại giữa 2 vợ chồng nó. Sáng hôm sau tôi lặng lẽ về quê sớm không nói với con một lời, vừa ngồi trên xe vừa rơi nước mắt.
Chuyện là thế này!
Vợ chồng tôi có duy nhất một cậu con trai. Từ khi còn bé, con luôn là niềm tự hào của bố mẹ và dòng họ, bởi thành tích học tập xuất sắc, năm nào cũng có giấy khen. Lớn lên, con đỗ vào một trường đại học thuộc top đầu trong nước, tốt nghiệp xong liền ở lại thành phố làm việc.
Khi con mới ra trường, tôi từng khuyên con về quê tìm việc để chúng tôi dễ chăm lo, bởi gia đình chỉ có một mình con. Thế nhưng, con trai từ chối và giải thích rằng ở quê không có cơ hội phát triển, ở lại thành phố lớn mới mở mang tầm mắt, sự nghiệp mới có thể thăng tiến.
Vợ chồng tôi đều là những người nông dân quê mùa, nghe con nói vậy thì thấy cũng đúng. Con còn trẻ, muốn phát triển, bay nhảy là điều đúng đắn. Chúng tôi không nên hạn chế tự do vươn cao của con. Thế nên chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ con bằng cách bán một mảnh đất ruộng, dồn hết tiền tiết kiệm cho con lấy vốn làm ăn. Lúc đó 300 triệu mà chúng tôi có là cả một gia tài. Nhưng lên thành phố, 300 triệu chẳng thấm vào đâu. Tôi gọi điện thăm hỏi thì con nói phải đi vay thêm cả tỷ bạc nữa mới đủ dùng.
Để giúp con trả nợ, chúng tôi làm việc cật lực, chi tiêu tiết kiệm, mỗi tháng gửi cho con 5 triệu đồng, chỉ mong con sớm trả hết nợ và ổn định sự nghiệp
Một thời gian sau, con dẫn bạn gái về ra mắt. Cô gái ấy người thành phố, rất xinh đẹp, gia đình có điều kiện hơn chúng tôi vì bố mẹ đều là giáo viên. Hai con muốn tổ chức đám cưới ở khách sạn, không làm ở quê. Con trai nói sẽ bố trí xe đưa đón vợ chồng tôi và họ hàng lên thành phố dự cưới.
Đám cưới con trai mà vợ chồng tôi chẳng lo được gì. Mọi thủ tục đều là con trai và nhà thông gia làm, hôm cưới thì vợ chồng tôi cùng họ hàng ngồi đủ một chuyến xe 30 chỗ lên thành phố. Làm bố mẹ, đến ngày trọng đại của con cũng không góp được gì nên chúng tôi quyết định dốc hết tiền túi và vay thêm họ hàng để mua 2 cây vàng tặng các con làm quà cưới.
Sau đám cưới của con, vợ chồng tôi không gửi tiền cho con nữa mà bắt đầu tiết kiệm để trả nợ họ hàng.
2 tháng sau thì con trai gọi điện thông báo mua nhà, hỏi chúng tôi có tiền không thì cho con mượn. Nhưng chúng tôi lúc này lấy đâu ra tiền nữa. Vợ tôi nói nếu cần thiết thì sẽ bán nốt mảnh ruộng còn lại. Con trai nghe vậy thì từ chối, bảo sẽ xoay xở cách khác.
Rồi con mua một căn hộ chung cư rộng hơn trăm mét. Vợ chồng tôi lên ăn tân gia mà choáng váng, kinh ngạc. Căn hộ rất đẹp, đầy đủ nội thất hiện đại khiến 2 vợ chồng già nhà quê chúng tôi lóa mắt, chỉ biết trầm trồ khen ngợi và mừng cho các con. Khi tôi hỏi con lấy tiền đâu mua nhà thì con bảo:
– Bố không phải lo, con còn nợ một ít nhưng sẽ sớm trả xong thôi.
Từ khi lập gia đình, con trai tôi cả năm chỉ về quê mỗi dịp Tết. Trước kia, khi còn ở trọ, con 3-4 tháng lại về thăm bố mẹ một lần. Giờ thì chỉ về đúng mùng 3 Tết, hôm sau lại đi luôn. Vợ chồng tôi ở quê vẫn chỉ có 2 ông bà già lủi thủi với nhau.
Thời gian cứ thế trôi, khi con dâu sinh con, vợ tôi muốn lên chăm sóc thì con nói đã nhờ được ông bà ngoại trông coi rồi nên vợ tôi không đi nữa.
Cuối tuần vừa rồi, tôi lên thành phố khám bệnh vì ho tức ngực. Khám xong, tôi quyết định ghé thăm nhà con trai và ở lại vài ngày chơi với cháu nội.
Tôi đến đúng giờ cơm tối, các con ngạc nhiên khi thấy tôi. Con trai biết chuyện thì trách tôi không nói với con, để con về quê đón bố đi khám. Còn con dâu thì vội đi lấy thêm bát đũa. Tôi kinh ngạc khi thấy ông bà thông gia cũng đang ngồi ăn cơm ở đây.
Đến khi cơm nước xong xuôi, ngồi ghế sô pha nói chuyện, tôi mới biết sau khi mua nhà, con trai tôi đón bố mẹ vợ tới ở cùng, vừa để chăm sóc con dâu mang thai và sinh đẻ, vừa để hỗ trợ việc nhà. Thế mà bao nhiêu năm qua, vợ chồng tôi không hề biết. Lúc con dâu mới sinh xong, chúng tôi đến thăm thì cứ tưởng ông bà thông gia đến chăm cháu 1 – 2 tháng thôi. Ngờ đâu, họ ở đây từ lâu rồi và sẽ tiếp tục ở đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Buổi đêm, lạ giường nên tôi trằn trọc không ngủ được liền dậy đi vệ sinh. Do chưa quen bố trí phòng nên tôi đi khắp nơi tìm nhà vệ sinh, thế nào lại đi ngang qua phòng con trai và nghe tiếng rù rì nói chuyện. Con dâu hỏi:
– Bố anh định ở bao lâu? Liệu có phải ông lên xem xét để 2 ông bà chuyển đến ở cùng không? Em nói trước là em không đồng ý đâu nhé.
Con trai tôi đáp lại:
– Em yên tâm, anh biết mà. Bố mẹ anh không bỏ được quê đâu. Ông lên chơi vài ngày rồi lại về thôi
Con dâu tiếp
– Tốt nhất là thế. Anh đừng quên căn nhà này có hơn nửa tiền là của bố mẹ em cho, anh báo hiếu, phụng dưỡng bố mẹ em là đúng. Còn bố mẹ anh ở quê được rồi, sau ông bà già yếu thì anh gửi tiền, thuê người chăm sóc là được.
Con trai tôi nghe vợ nói thế thì liên tiếp khẳng định: “Anh biết, anh biết mà”.
Tôi đau thắt lòng. Hóa ra căn nhà này thông gia cho hơn nửa mua nhà nên con dâu có quyền lớn như vậy. Nhưng con trai không biết rằng, trước đó con lập nghiệp và trả nợ, vợ chồng tôi đã gom góp tính ra cũng cả tỷ bạc cho con. Vậy mà con không định báo hiếu chúng tôi sao?
Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng rồi lặng lẽ ra về. Ngồi trên xe, thấy con trai gọi điện, tôi nghe máy và nói đúng một câu: “Bố về quê rồi”. Con hỏi đi hỏi lại sao tôi không nói gì đã đi, có biết làm con lo lắng thế nào không? Không thoải mái ở đâu thì phải bảo con chứ sao lại tự ý đi… Tôi liền cúp máy, không trả lời thêm nữa.
Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng hiểu ra rằng, con cái trưởng thành rồi, chúng ta không thể nào kiểm soát cuộc đời hay suy nghĩ của chúng. Chỉ có thể tự lo cho tuổi già của mình.
Trong lúc giúp đỡ con cái cũng đừng quên tiết kiệm một khoản tiền dưỡng lão, sau này về già, cho dù con cái không về, ít nhất bạn cũng có khả năng thuê người chăm sóc.
Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/con-trai-toi-mua-nha-hon-3-ty-roi-don-bo-me-vo-toi-song-cung-mot-hom-toi-len-choi-con-trai-lien-to-tieng-sao-bo-len-khong-noi-truoc-voi-con-nghi-ma-buon-qua-toi-cho-troi-sang-roi-lang-le-ra-ve-khong-noi-mot-loi-d250601.html