Giá xăng hôm nay 10/6 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Bảng giá xăng dầu hôm nay 10/6 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu trong nước
Trước đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 9/6/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 6/6 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm xuống mốc 21.141 đồng/lít; xăng RON 95 xuống mốc 21.977 đồng/lít.
Trong phiên điều chỉnh lần này, giá dầu đồng loạt giảm. Cụ thể, giá dầu diesel xuống mốc 19.422 đồng/lít; dầu hỏa xuống mốc 19.557 đồng/lít. Dầu mazut được điều chỉnh giảm 253 đồng/kg xuống mốc 17.285 đồng/kg
Theo lý giải của Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tồn kho dầu thô của Mỹ tăng lên, OPEC+ có thể tăng nguồn cung dầu thô vào Quý IV năm 2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng nhưng có xu hướng giảm là chủ yếu.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 23 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 9 kỳ tăng đồng loạt, 7 kỳ giảm giá, 7 kỳ giảm giá xăng dầu tăng – giảm đan xen.
Giá xăng dầu thế giới
Khép lại tuần giao dịch, giá dầu thế giới ghi nhận tuần giảm giá thứ 3. Căn cứ theo dữ liệu trên Oilprice lúc 4h30 ngày 9/6/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 75,38 USD/thùng, giảm 0,03% (tương đương giảm 0,02 USD/thùng).
Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 79,47 USD/thùng, giảm 0,31% (tương đương giảm 0,25 USD/thùng).
Giá dầu WTI giảm khoảng 2% xuống còn 75,38 USD/thùng, giá dầu Brent giảm khoảng 2% xuống 79,47 USD/thùng trong tuần này, ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp, do kỳ vọng ngày càng tăng rằng chi phí đi vay có thể vẫn tăng trong thời gian dài, tác động tiêu cực đến triển vọng nhu cầu.
Bên cạnh đó, một báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ, với nền kinh tế có thêm hơn 272.000 việc làm dự kiến trong tháng 5, đã ủng hộ quan điểm diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Những lo ngại về khả năng dư thừa nguồn cung cũng tăng cao vào đầu tuần sau quyết định mới nhất của OPEC+.
Trong khi OPEC+ đồng ý gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm nguồn cung đến năm 2025, họ cũng công bố kế hoạch loại bỏ dần một số đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện từ tám quốc gia thành viên bắt đầu từ tháng 10.