Với tình trạng ‘khát trường’ cấp 3 trong những năm gần đây thì chắc chắn đây là một tin cực kì vui đối với phụ huynh học sinh và người dân Hà Nội. Thông tin này đã được đăng tải trên báo chí chính thống rồi nên mọi người yên tâm là hoàn chính xác nhé!
Cụ thể, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, giai đoạn 2025 – 2030, toàn thành phố có kế hoạch xây mới thêm 30 – 35 trường THPT công lập.
Theo báo báo chí đưa tin, Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục đứng đầu cả nước với gần 3.000 trường mầm non, tiểu học, THCS – THPT và 29 trung tâm giáo dục thường xuyên. Toàn thành phố hiện có gần 2.3 triệu học sinh.
Tuy nhiên, ở bậc THPT, hiện mới chỉ có 117 trường công lập, ít hơn các bậc THCS, tiểu học, mầm non. Điều này gây ra khó khăn, áp lực rất lớn đối với học sinh tốt nghiệp THCS thi tuyển vào lớp 10. Hằng năm, số học sinh được tuyển vào lớp 10 THPT công lập mới chỉ đáp ứng được ở mức 60 – 62% số học sinh thực tế.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, ở bậc THPT, các loại hình trường học đảm bảo đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh. Tuy nhiên, khối trường công lập khó khăn dồn về một số quận nội thành đông dân cư có số học sinh tăng nhanh. Ngành đã có tham mưu, đề xuất thành phố dành nguồn lực để xây mới thêm trường THPT công lập để đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Sắp có thêm nhiều trường cấp 3 công lập ở Hà Nội, ảnh: DSD
Đặc biệt, năm học tới có 2 trường THPT công lập đi vào hoạt động. Giai đoạn 2025-2030, Thủ đô sẽ có thêm 30-35 trường công lập mới, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Các quận huyện đã dành quỹ đất để xây dựng trường và hiện nay đang trong giai đoạn rà soát lại. Ví dụ như, quận Cầu Giấy sẽ xây mới thêm 3 trường THPT công lập; quận Hoàng Mai, Đông Anh… cũng sẽ xây thêm trường.
Đặc biệt, 7 trường liên cấp tiểu học, THCS – THPT tiên tiến hiện đại hiện nay kế hoạch đầu tư công trung hạn đã bố trí nguồn vốn để xây dựng. 4/7 đơn vị đã có chủ trương đầu tư và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ thông qua chủ trương này nhằm làm tiền đề cho các đơn vị triển khai thực hiện dự án. Khi các dự án đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu trường lớp ở một số quận, huyện đông dân cư.
Báo VietNamPlus đưa tin, trước đó, sáng 22/4, ôngTrần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, trong năm học 2023-2024, Hà Nội đã xây mới, thành lập mới 35 trường học đồng thời triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn thành phố.
Cũng theo ông Cương, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 79,86%, có 23 trường chất lượng cao.
Xây thêm trường giải quyết nỗi lo cho phụ huynh và học sinh, ảnh: dSD
Mời bà con đọc thêm thông tin: Phụ huynh nhận định ‘Thi vào lớp 10 khó hơn cả thi vào đại học’ vì sao
Tháng 6 hàng năm là đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, một kỳ thi “khó hơn cả vào đại học” như nhiều vị phụ huynh nhận định. Chuyện này đã kéo dài trong mấy năm nay, chưa có giải pháp nào khả dĩ, mà ngày càng “ách tắc”.
Khó hơn còn vì một lẽ khác, không phải vì đề thi khó, đòi hỏi kiến thức rộng, mà là vì số học sinh đăng ký thi ngày càng đông hơn, tỉ lệ “chọi” vào lớp 10 ngày càng cao hơn, nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chúng ta thường nói đến giải pháp căn cơ, lâu dài, nhưng đụng đến việc phải làm ngay thì lúng túng. Có người nói một cách hình ảnh, cần phải tổ chức cho trẻ học bơi là đúng rồi, nhưng nếu ngay lúc này đò đắm, trẻ không biết bơi thì làm thế nào?
Theo thông báo của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, năm học 2024-2025 có khoảng 23.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại thành phố này không tham dự kỳ thi lớp 10 công lập. Thế nhưng sức ép vẫn còn rất lớn. Trong số khoảng 133.000 học sinh học xong lớp 9 có hơn 110.000 em đăng ký thi vào lớp 10 công lập.
Trong khi đó, khả năng tuyển sinh của các trường THPT trong toàn thành phố chỉ bảo đảm khoảng 80.000. Như vậy sẽ có khoảng 30.000 học sinh không được vào trường công lập.
Tình hình ở TP Hồ Chí Minh cũng “nóng” không kém. Năm học này, tại 113 trường THPT công lập, Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố sẽ phân bổ 71.020 chỉ tiêu lớp 10. Trong khi đó số học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 năm học này là 114.601 học sinh.
Để dễ hình dung, ta có phép so sánh, ở cả hai thành phố lớn, cứ 20 em đi thi thì chỉ có 10 đến 12 em được vào học. Tức là đủ điểm mà vẫn… trượt. Người ta ví như người đi câu đã có cần câu dài mà cước thì quá ngắn. Nỗi lo mất ăn mất ngủ cho cả cha mẹ và các con vẫn chưa hết. Tình trạng phụ huynh xếp hàng dài từ 3 giờ sáng để tìm chỗ học cho con tại các trường công lập vẫn kéo dài trong nhiều năm. Ông đeo huân chương đỏ ngực đi xin cho cháu nhập học “trường tốt”. Bố đi xe lăn đến trường mong miễn xếp hàng. Thật là những hình ảnh đáng suy nghĩ trong tiến trình đổi mới giáo dục.
Theo Webtretho – https://www.webtretho.com/f/goc-chia-se-thong-tin/ha-noi-se-xay-moi-them-3035-truong-cap-3-cong-lap-co-quan-them-3-truong-de-dap-ung-cho-hoc-cho-hoc-sinh