Truyền thống lâu đời nhấn mạnh “đông con, phúc lớn”, nhưng hiện nay các bậc cha mẹ chú trọng nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống.
Trong nhiều gia đình, phụ huynh không dám sinh con thứ hai vì sợ rằng cả hai đứa trẻ đều không được hưởng những thứ tốt nhất. Đến khi con lớn lên, có cuộc sống riêng thì cha mẹ lại hiu quạnh.
Ở góc độ chăm sóc trước và sau sinh, cả nam và nữ đều phải đang ở độ tuổi phù hợp để sinh con, nếu bỏ lỡ độ tuổi sinh đẻ thì nguy cơ gặp nguy hiểm sẽ tăng lên, cho cả mẹ và con. Nhưng cái gì cũng luôn có ngoại lệ.
Mới đây một phụ nữ chia sẻ tình cảnh khá trớ trêu của chồng mình. Trong video, một người đàn ông đang ngồi trước giường bệnh, vẻ mặt nghiêm nghị nhìn người trên giường.
Người đàn ông buồn bã nhìn đứa em trai mới chào đời (Ảnh SHĐ)
Theo người phụ nữ quay đoạn video, người đàn ông này chính là chồng của cô. Mới cách đây vài ngày, chồng cô bất ngờ biết tin mẹ mình sinh con, đến bệnh viện thì phát hiện đúng là mình vừa lên chức anh cả, còn em bé thì đang nằm trong vòng tay mẹ. Chẳng là bố mẹ chồng luôn muốn có thêm con nhưng bị phản đối. Lần mang thai này cả hai luôn tìm cớ để không gặp mặt con trai. Gần đến ngày sinh, mẹ chồng mới báo cho con dâu biết, nhờ con dâu tìm cách nói chuyện với con trai.
Trước cảnh tượng này, chồng của người phụ nữ thậm chí còn ngồi ngay trước giường bệnh với vẻ mặt khó tin. Vì anh là con một, đã 30 năm rồi mà giờ tự dưng lên chức anh cả thì cũng có phần khó xử. Mẹ 56 tuổi sinh đứa thứ hai, thêm một cậu con trai nữa, nghĩa hai anh em trai cách nhau 30 năm.
Ngồi trên giường bệnh, người đàn ông nhìn người em trai kém mình 30 tuổi không ánh lên niềm vui mà trên gương mặt còn hiện rõ nét buồn rười rượi. Người đàn ông trông buồn bã và vợ anh ta không biết làm thế nào để an ủi chồng mình.
Mẹ chồng 56 tuổi vẫn sinh thêm con (Ảnh SHĐ)
Rõ ràng mỗi đứa trẻ đến với cuộc đời này đều là phép lành. Tuy nhiên, hoàn cảnh của người đàn ông này lại hoàn toàn trái ngược. Thay vì vui mừng, anh ta lại rất buồn và lo lắng, vậy anh ta lo lắng về điều gì?
1. Lo lắng về tuổi tác của cha mẹ
Đối với những ông bố bà mẹ đã ngoài 40 tuổi mà vẫn cố sinh thêm đứa thứ hai, thứ ba, tiềm ẩn nhiều yếu tố không an toàn.
Và cho dù đứa trẻ có thể được sinh ra thuận lợi, nhưng vấn đề nuôi dạy con sau khi sinh lại là một thực tế đầy thử thách. Liệu sức khỏe của cha mẹ có thể kéo dài cho đến khi đứa trẻ trưởng thành hay không? Phụ huynh có thể chi trả cho việc học hành, hôn nhân và các vấn đề khác trong tương lai không?
2. Lo lắng về sự chênh lệch tuổi tác giữa các con
30 tuổi, nếu không có chuyện gì bất trắc xảy ra, một người đàn ông cũng đã đến tuổi lập gia đình, trong tương lai sẽ có con. Nhưng đứa em thứ hai vừa mới chào đời sẽ lớn hơn con của anh trai mình vài tuổi. Làm sao có thể điều chỉnh quan hệ, cách xưng hô trong tương lai?
3. Lo lắng về giới tính của trẻ sơ sinh
Có gia đình trước đã có con gái, rất mong muốn có con trai. Có gia đình đã có con trai, lại rất muốn có con gái. Nhưng giới tính không phải muốn là được.
Ảnh SHĐ
Nhiều gia đình mong muốn sinh thêm một đứa con, ít nhất để làm bạn đồng hành của đứa lớn, sau khi cha mẹ già đi, cả hai có thể nương tựa vào nhau. Tuy nhiên, sinh con không phải cứ sinh ra là xong. Con là cả cuộc đời. Quá trình nuôi dạy con cần tiền bạc, tâm sức, nhất là với những gia đình có điều kiện trung bình, vội vàng sinh con thứ hai là một vấn đề lớn đối với con cả đứa con trong gia đình. Do cha mẹ già sinh con thứ hai nên sau khi đứa em ra đời, cha mẹ phải đối mặt với tình trạng tuổi đã cao, không còn sức lực để chăm sóc con thứ hai, có thể cần sự chăm sóc của người khác. Lúc này, nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc hai ông bà già và đứa con thứ hai của họ lại phải giao cho con lớn.
Điều mà những đứa con lớn phải đối mặt là áp lực của chính gia đình mình, cũng như trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ và nuôi nấng những đứa em, thực sự rất căng thẳng. Vì vậy, vẫn cần thận trọng trong việc quyết định sinh con thứ hai hay thứ ba, đặc biệt là những bậc cha mẹ lớn tuổi. Trước tiên phải nói với con mình và lắng nghe ý kiến của chúng một cách cẩn thận trước khi cố gắng sinh con. Sau đó, phải xem xét đầy đủ tình hình kinh tế của gia đình để xác định xem việc nuôi dạy con thứ hai hay thứ ba có thể được lên kế hoạch tốt hay không.
Cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái, còn con lớn chỉ có thể giúp cha mẹ chăm sóc em nhỏ, không có nghĩa vụ nuôi dưỡng em. Vì vậy, đây là lời nhắc nhở đối với những bậc cha mẹ muốn có thêm con khi tuổi đã cao: Con lớn nuôi em không phải là trách nhiệm bắt buộc, con có quyền lựa chọn không nuôi. Vì vậy, trước khi có ý định sinh con thứ hai, các cặp vợ chồng cao tuổi phải tìm hiểu rõ về kinh tế, sức khỏe của bản thân, gia đình con cái và các khía cạnh khác, nếu không hài lòng về khía cạnh nào thì giải quyết triệt để rồi mới tính đến đường sinh con.
Nguồn : https://www.webtretho.com/p/me-56-tuoi-sinh-con-thu-hai-anh-ca-than-tho-vao-tham-con-mot-suot-30-nam-so-ho-tu-dung-co-em