Theo xác nhận chính thức, người qua đời là nam giới sinh năm 2002, quê Hưng Yên, bị cây đổ trên đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy. Như vậy tính từ ngày 6/9 tới nay, đã có ba người không qua khỏi do cây đổ và 7 người bị thương ở Hà Nội trong bão Yagi.
Thống kê của thành phố Hà Nội tính đến 19h ngày 7/9, ngoài thương vong về người nói trên, Hà Nội có gần 2.800 cây gãy đổ, hàng chục nhà bị tốc mái trong dông lôc.
Đêm 7/8, sau khi bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12 đã để lại khung cảnh tan hoang. Biển quảng cáo, cột điện, cây cối, tôn nằm la liệt trên đường, nhiều xe cộ bị đè nát.
Tại đường Hào Nam, quận Đống Đa, hàng loạt cây cối đổ ngang đường, khiến xe cộ không thể lưu thông. Lượng cây đổ quá nhiều khiến việc di chuyển khó khăn, mặc dù người dân và lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp ngay trong đêm.
Cây đổ phía trước hầm chui Kim Liên. Nhiều đèn tín hiều và biển báo tại khu vực này cũng bị gãy đổ.
Hai cây cổ thụ nằm trên phố Nhà Thờ (nhìn thẳng vào Nhà thờ Lớn Hà Nội), nay đã bị tàn phá bởi sức mạnh của cơn bão Yagi khiến nhiều người tiếc nuối.
“Mỗi khi đến Nhà thờ Lớn, chúng tôi đều chọn góc chụp dưới tán cây đại thụ, nhưng giờ chỉ còn là kỷ niệm”, Thu Ngân (28 tuổi, quận Cầu Giấy) chia sẻ.
Cây cổ thụ trước tháp Hòa Phong (nút giao Đinh Lễ – Đinh Tiên Hoàng) bị bật gốc, đổ chắn cả đoạn đường, người dân lưu thông qua đây gặp nhiều khó khăn.
Hình ảnh ghi nhận trên phố Đinh Tiên Hoàng, những cây cổ thụ lâu năm vốn đã gắn liền với hình ảnh Hà Nội, không thể chống chọi sức mạnh của cơn bão.
Cây đổ chắn ngang lối vào hồ Gươm từ phía Hàng Bài, đường Đinh Tiên Hoàng ven hồ cũng tê liệt do nhiều cây đổ rạp.
Theo thống kê sơ bộ đến 19h ngày 7/9, bão Yagi đã làm hơn 2.000 cây xanh đổ rạp, 273 cành gãy trên toàn thành phố Hà Nội. Khoảng 5-10m, người dân lại bắt gặp những cành cây nằm la liệt dưới đất.
Lực lượng chức năng và nhân viên Công ty cây xanh Hà Nội dọn dẹp cây cối đổ ngã trên đường ngay trong đêm.
Hàng loạt ôtô bị cây cối gãy đổ đè lên tại các tuyến phố.
Tại chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai), một chiếc ôtô bị thân cây bật gốc đè ngang thân xe, gây hư hại nghiêm trọng. Chiếc xe gần như biến dạng hoàn toàn vì thân cây lớn đè ngang. Hình ảnh được ghi lại vào khoảng 22h30, khi cơn mưa giông tạm ngớt.
Chị Hoàng Thanh Vân, cư dân tại khu chung cư HH Linh Đàm cho biết, phần lớn xe bị hư hại đậu trên vỉa hè trước đường Nguyễn Phan Chánh, trước mặt tòa HH1C. “Nhà tôi ở tầng 29, ban công hướng Bắc nên mưa gió hắt liên tục từ sáng đến chiều tối, nhất là từ 16h, 17h trở đi, mưa liên tục hắt vào nhà. Sống tại Hà Nội nhiều năm, đây là lần đầu tiên chị Vân chứng kiến có cơn bão mạnh tới vậy đổ bộ trực tiếp vào Thủ đô.
Nhiều quầy bánh trung thu dọc các con phố cũng bị vò nát. Hình ảnh tại đường Giải Phóng.
Nhiều biển quảng cáo, mái tôn… đổ la liệt dưới lòng đường, đè lên xe ô tô.
Đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân chìm trong biển nước, nhiều đoạn ngập sâu hơn hơn nửa mét.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia lúc 0 giờ sáng 8-9, bão số 3 đã suy yếu và vẫn còn trên trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong 12 giờ tới (10 giờ ngày 8-9), bão số 3 ở trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Gió cấp 6, giật cấp 8. Trong 24 giờ tới (22 giờ ngày 8-9): suy yếu và tan dần trên khu vực Thượng Lào.
Theo báo cáo nhanh về thiệt hại ban đầu từ các địa phương, bão số 3 (siêu bão Yagi) đã làm 7 người chết (Quảng Ninh và Hà Nội mỗi địa phương có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 86 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người, Hà Nội có 8 người).
Người dân cần làm gì sau khi bão suy yếu
– Cơ quan phòng, chống thiên tai cho biết, người dân cần tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết ngay cả khi bão đã đổ bộ vào đất liền; chỉ được phép về nhà từ nơi sơ tán khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.
– Đồng thời, vẫn quan sát đến các yếu tố nguy hiểm như: Đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
– Tuyệt đối không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước; tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn) vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.
Như vậy tính đến thời điểm hiện tại bão đã dần đi qua, mọi người trong quá trình trở lại sinh hoạt bình thường vẫn cần cẩn trọng an toàn, đặc biệt khi ra đường với nguy cơ ngập lụt, chập cháy, an toàn giao thông.
Nguon: https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/mot-thanh-nien-22-tuoi-qua-doi-trong-dong-loc-canh-tuong-duong-pho-tan-hoang-o-to-bi-cay-de-bep-rum