Theo đó, từ giờ tới Tết Giáp Thìn sẽ có 4 ngày đẹp để bao sái bát hương, nhưng có 1 ngày được coi là đẹp nhất.
Bao sái là gì?
Bao sái được hiểu là việc thực hiện lau dọn vệ sinh bát hương. Đây là việc quan trọng cần làm trước khi năm cũ khép lại, đón năm mới về. Thường sau nghi thức cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, các gia đình sắp xếp thời gian thực hiện dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương.
Mặc dù mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, thắp hương hoa quả khấn cầu tưởng nhớ gia tiên thì mọi người đều thực hiện việc dọn dẹp, lau chùi. Nhưng bao sái bàn thờ cuối năm mang ý nghĩa quan trọng hơn, rút tỉa chân hương cho án thờ khang trang, thoáng đãng. Đây cũng là một cách thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.
Ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết Giáp Thìn 2024
Thời điểm bao sái dịp cuối năm nếu có điều kiện thời gian nên lựa các ngày Thiên Xá, ngày có Trực Trừ, hoặc các ngày có Thiên Tinh tốt đáo tới để tiến hành.
Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương, có 4 ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết Giáp Thìn 2024, bạn có thể chọn 1 trong các ngày sau đây để thực hiện công việc:
– 30/01 DL (20 tháng Chạp);
– 02/02 DL (23 tháng Chạp);
– 06/02 DL (27 tháng Chạp);
– 08/02 DL (29 tháng Chạp);
Việc chọn ngày đẹp, có nhiều thiên tinh chiếu tới để tiến hành bao sái sẽ giúp thanh lọc khí trường tốt hơn, giúp ban thờ thêm vượng khí. Từ đó những mong cầu của quý vị cũng sẽ được kết nối mạnh mẽ hơn.
Một số chuyên gia phong thủy khác cũng cho ngày 23 tháng Chạp (2/2/2024 dương lịch) tuy là ngày tiễn Táo Quân chầu trời, nhưng lại là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo – được cho là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái ban thờ. Nếu không bao sái vào ngày 23 tháng Chạp thì có thể chọn một trong 3 ngày tốt còn lại trên.
Một số trường hợp không thể sắp xếp thời gian để tiến hành bao sái trong những ngày này thì có thể thực hiện vào các ngày khác, nhưng hãy chọn giờ đẹp trong ngày đó để tiến hành công việc được thuận lợi, như ý.
Ngoài chọn lựa ngày tốt, giờ đẹp để bao sái ban thờ thì quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính hướng tới Phật thánh, Thần linh, Gia tiên. Bởi việc tâm linh cốt là ở tấm lòng thành kính, nên chú ý tuân theo quy trình, tránh những sai phạm, đại kị trong quá trình bao sái ban thờ.
Dùng nước nào để bao sái bát hương?
Rượu gừng
Rượu gừng không chỉ có tác dụng trong sức khoẻ mà còn được ứng dụng làm nước bao sái bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có tác dụng sát khuẩn, vừa làm sạch đồ thờ vừa mang lại mùi thơm dịu nhẹ, loại bỏ bụi bặm bám lâu ngày. Loại nước bao sái này cũng mang lại sinh khí mới cho không gian án thờ.
Hơn nữa, rượu gừng có thể làm một hũ to dùng cho cả năm. Bất cứ khi nào muốn dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, gia chủ đều có thể dùng để bao sái.
Nếu như không có hũ rượu gừng ngâm từ trước, gia chủ có thể chọn vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng, lọc lấy nước trong. Sau đó, pha cùng nước ấm để dùng lau dọn án thờ.
Nước ngũ vị hương tẩy uế
Nước ngũ vị hương dùng để tẩy uế, khử mùi khác với ngũ vị hương trong nấu ăn. Nước ngũ vị hương để tẩy uế gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Loại ngũ vị hương tẩy uế này còn được biết đến với tên gọi nước cầu an, nước phú quý.
Gia chủ có thể mua lọ nước ngũ vị hương đóng chai sẵn để sử dụng hoặc mua gói thảo dược ngũ vị về đun sôi lọc nước. Gói ngũ vị mua về đun cùng khoảng 1,5 lít nước, để ấm sau đó lọc lấy phần nước trong, dùng để lau rửa bát nhang và đồ thờ cúng.
Nước ấm
Sử dụng nước ấm vào chậu sạch, giặt khăn vắt khô để lau bài vị, bát nhang và đồ thờ. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể dùng khăn cho bài vị và bát nhang riêng, khăn cho đồ thờ cúng riêng. Chậu nhỏ dùng để chứa nước ấm, khăn dùng lau dọn bàn thờ nên được cất gọn riêng. Không dùng khăn rửa mặt, chậu tắm để dùng trong quá trình bao sái ban thờ.
Xem thêm: Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?
Văn khấn khi thực hiện bao sái ban thờ
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
– Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng chư Vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài bản xứ Thần linh, bản gia Thổ Địa
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
– Con kính lạy các bậc Tiên gia, các chư vị Tôn Thần cai quản trong đất này, xứ này.
– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, cô dì tỷ muội, nội ngoại dâu rể, hội đồng Gia tiên họ ……………..
Cúi xin các ngài cùng Gia tiên chứng lễ hiển linh chứng giám lòng thành của con cháu.
Hôm này, ngày …… tháng …… năm …… (âm lịch)
Tên con là:……….. sinh năm …..
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên…….. năm sinh …….), ngụ tại địa chỉ: …….
Hôm nay, nhằm ngày lành tháng tốt cuối năm mãn khí, gia đình chúng con xin phép các chư vị Tôn Thần cùng Hội đồng gia tiên họ ……. Xin phép cho chúng con rút tỉa chân nhang, bao sái ban thờ để đón Tết Nguyên đán …….
Chúng con xin phép chư vị Tôn Thần: Ngài Đương Niên Thái Tuế, ngài bản cảnh Thành Hoàng, ngài bản gia Táo Quân cùng các chư vị Tôn Thần chứng giám lòng thành. Cầu xin các ngài che chở cho gia đình chúng con bốn mùa hưng vượng, có quý nhân phù trợ, tài lộc vượng tiến, tai ách đều qua, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con xin phép Gia tiên tiền tổ, hương linh nội ngoại, đồng đẳng gia quyến họ ……. Cầu xin Gia tiên phù hộ cho gia trung thuận hòa, gia đạo hưng vượng, cảnh nhà yên vui, con cháu thông minh học giỏi, vợ chồng thương yêu bảo ban nhau, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cầu xin các ngài cùng Gia tiên hoan hỉ chứng lễ. Chúng con tâm thành cẩn cáo.
Cách tỉa chân nhang chuẩn, không sợ phạm phong thuỷ, thu hút tài lộc
Theo truyền thống, mỗi khi năm hết Tết đến, các gia đình thường lau dọn ban thờ thổ công, gia tiên để mời tổ tiên về ăn Tết. Công việc này cần phải làm một cách thành kính, cẩn trọng.
Thời gian dọn dẹp ban thờ, rút tỉa chân nhang thường là sau lễ cúng ông Công ông Táo. Người thực hiện công việc này phải chỉn chu, có tâm trong việc thờ cúng.
Tết sắp đến, cũng là lúc chúng ta cần dọn dẹp bàn thờ, sẵn sàng cho những lễ cúng quan trọng. Tuy nhiên, ông bà thường nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc dọn dẹp tại những nơi thờ cúng lại cần một sự cẩn trọng đặc biệt.
Tỉa chân nhang làm sao đơn giản mà không phạm vào tâm linh, có nhiều tài lộc và gặp được thuận lợi trong cuộc sống,..đó là trăn trở của không ít gia đình, đặc biệt là dịp “năm hết, tết đến”.
Tại sao cần rút chân nhang bàn thờ gia tiên?
Lau dọn bàn thờ gia tiên và bao sái bát hương là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để không gian thờ tự luôn sạch sẽ, linh thiêng. Hơn nữa, đây còn là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng đối với các vị thần linh và ông bà gia tiên.
Ngoài ra, bao sái bát hương còn là cách để xua đuổi tà khí, vận hạn đeo bám ở năm trước để khởi đầu một năm mới an lành và may mắn. Vì lẽ đó, rút chân nhang thường được thực hiện vào những ngày cuối cùng của năm mới. Tuy nhiên trước đó, gia chủ cần đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên.
Bát hương quá đầy có thể gây cản trở lưu thông vận khí tốt
Sau một thời gian dài thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên và vụn tàn hương rơi xuống mặt bàn thờ. Điều này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của chốn thờ tự mà còn gây khó khăn cho những lần thắp hương tiếp theo.
Theo quan niệm phong thủy, bát hương quá đầy ảnh hưởng không tốt đến vận hạn của gia chủ vì nó cản trở quá trình lưu thông của luồng khí tốt. Bát hương vốn là một vật phẩm quan trọng bậc nhất trên bàn thờ gia tiên nên việc bao sái cần được thực hiện đúng quy trình để tránh phạm phải những điều cấm kỵ gây ảnh hưởng xấu đến gia đạo.
Lý do cần đọc văn khấn rút chân nhang bàn thờ gia tiên?
Theo quan niệm thờ cúng của người Việt, bát hương là nơi trú ngụ của các vị thần linh và ông bà gia tiên nên không được phép tự ý xê dịch khi không có sự cho phép. Thậm chí, nếu để động để gây cản trở đường công danh, sự nghiệp cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Rút chân hương cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo
Do đó, trước khi rút chân nhang trên bàn thờ gia tiên, gia chủ cần phải đọc văn khấn bằng sự thành tâm của mình. Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên được sử dụng để báo cáo và xin phép các vị tiền nhân được rút tỉa chân nhang và lau dọn xung quanh bát hương.
Rút chân nhang vào ngày nào trong tháng – Thời gian rút, tỉa chân nhang
Nhiều gia đình cho rằng không có quy định nào cụ thể về thời gian tỉa chân hương. Tuy nhiên, thời gian rút chân nhang đẹp nhất là sau khi cúng ông Công ông Táo, tức ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là ngày tốt để dọn dẹp lại “chỗ ngồi” cho ông bà gia tiên sau một năm dài.
Lưu ý, không nhất thiết phải đợi đến cuối năm mới tiến hành bao sái bát hương. Vào những ngày trong năm, khi thấy bát hương đã đầy cần lau dọn và đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên như bình thường.
Cách rút bớt chân hương và vệ sinh bàn thờ – Các bước tỉa chân nhang cụ thể
Sau đây là cách tỉa chân nhang theo đúng tín ngưỡng của người xưa, để không phạm phong thuỷ, thu hút tài lộc của gia chủ.
Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương cần chuẩn bị gì?
Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau: Khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế), 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy), chậu sạch.
Gia chủ sử dụng hỗn hợp nước có 5 mùi hương (loại dung dịch được bán sẵn) hoặc sử dụng hương tự nhiên từ các loại lá như: lá bưởi, lá hương nhu, bồ kết… để lau dọn ban thờ.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như sau:
Rượu mới, gừng sạch: Rửa sạch gừng giã nát và hòa vào rượu.
1 tấm vải sạch.
2 khăn sạch.
Chậu nước sạch.
Xin phép tổ tiên hoặc thần linh
Người tỉa chân nhang cũng như đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên có thể là chủ nhà hoặc người trực tiếp chăm lo hương khói và việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tỉa chân hương cần tắm rửa sạch sẽ, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm.
Người tỉa chân nhang cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.
Bài khấn xin rút chân nhang – Đọc văn khấn tỉa chân nhang
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại, chư vị tiên linh.
Tín chủ con là:………………
Chú tại:………………….
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn nên để ám hương có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên.
Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được bao xái lại bàn thờ để cho bàn thờ được trang nghiêm, sạch sẽ mong chư vị chấp thuận, chứng giám và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao xin chư vị gia tiên phù hộ.
Tín chủ con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành, nếu có bất cứ điều gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Tiến hành lau dọn bàn thờ
Chúng ta có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đình đồng, đèn…nhưng phải giữ cố định bát nhang, bài vị. Tiến hành lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của phật, thánh và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị tổ tiên.
Tỉa chân nhang
Với bát nhang, ta rút tỉa bớt chân nhang, nhưng phải để lại ít nhất số lẻ chân cây (như 3, 5, 7, 9), và những chân được để lại là những chân đẹp nhất.
Quy tắc lau dọn
Theo lời khuyên của các nhà chuyên gia tâm linh, gia chủ nên nhớ phải lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng như bay màu sơn hay xước. Không nên sử dụng rượu, hóa chất hay cồn để lau tượng đồng nếu không tướng sẽ bị ô xi hóa và bị xỉn màu.
Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ… lau cho sạch. Không để trong quá trình lau dọn bát hương hay bức tượng bị xê dịch.
Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.
Tỉa chân hương đúng cách
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển. Tay nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để trách xê dịch, đổ vỡ.
Sau khi nhổ chân hương xong, gia chủ hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Nên làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân hương, tránh tình trạng để qua nhiều chân hương. Gây ra bụi bẩn cho bàn thờ và cần phải thay nước ở các bình hoa và nước cúng. Nên nhớ không để tình trạng hoa héo ở trên bàn thờ, cần thay ngay nếu thấy hoa đã héo.
Nên nhớ rằng, việc lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.
Các bước tỉa chân nhang chi tiết:
Thắp hương, đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên. Sau khi hương đã cháy hết mới bắt đầu tiến hành rút chân nhang. Trong trường hợp vừa làm lễ tiễn Táo Quân về trời, vừa mới thắp hương xong thì chỉ cần đọc văn khấn và chờ hương cháy hết, không cần thắp nhang mới.
Đặt một tấm vải sạch gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ chặt bát hương, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang rồi để lên tấm vải bên cạnh.
Rút cho đến khi số chân nhang còn lại là số lẻ như 3, 5, 7, 9.
Dùng một chiếc khăn sạch đã thấm rượu gừng rồi lau sạch sẽ xung quanh bát hương.
Chân nhang sau khi rút sẽ đem đi hóa thành tro và thả ở nơi sông, suối. Không được để tro vào thùng rác hay những nơi ô uế, không thanh tịnh.
Sau khi đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên, gia chủ cũng có thể xin phép rửa lại chén nước, chén rượu, bình hoa, mâm bồng rồi dùng khăn khô lau lại.
Tỉa chân nhang để lại mấy chân?
Khi bao sái xong bát hương, chúng ta có thể để lại mỗi bát hương 3 – 5 chân nhang.
Chúng ta để lại ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo); năm chân nhang có thể tượng trưng cho ngũ phúc (năm điều phúc lành), cũng có thể tượng trưng là huyết thống năm đời.
Xử lý phần tro
Đối với chân nhang đã tỉa ra, đốt và thả tro xuống sông hoặc bón cho cây. Không vứt bỏ lung tung.
Nếu được, gia chủ nên vùi vào gốc cây chuối bởi đây là loài cây mang ý nghĩa “lá rụng về cội” rất cao đẹp. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân nhang vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Việc mang tro thả sông cũng không nên bởi sẽ làm sông ô nhiễm.
Việc tỉa chân nhang không kèm theo điển tích nào của người xưa, mà chỉ là một công việc dọn dẹp bình thường, bỏ đi những thứ thừa thải.
Tuy nhiên, việc này phải được làm cẩn thận để không bị tán tài lộc, ảnh hưởng đến gia đình.
Thắp hương sau khi hoàn thành
Sau đó, gia chủ tiến hành thắp nhang kính báo gia tiên và các vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.
Các lưu ý khi tỉa chân nhang
Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.
Cũng cần lưu ý thêm rằng trong quá trình dọn dẹp, luôn giữ cho mình sự tịnh tâm, lòng thành kính với người trên.
Mọi đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch, hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng phải chuyên dùng để phục vụ cho những công việc lau dọn bàn thờ.
Xê dịch bát hương khi tỉa chân nhang có làm sao không?
Gia chủ hoàn toàn có quyền bao sái (lau chùi), xê dịch bát hương để lau chùi sạch sẽ và đặt lại chỗ cũ mà không có vấn đề gì. Tương tự, ban thờ cũng thế, chúng ta có thể xê dịch các đồ thờ để quét dọn cho sạch sẽ.
Bởi, bát hương, cây nhang là vật để gia chủ bày tỏ sự tôn kính đối với thế giới tâm linh, có thể là ông bà tiên tổ hoặc thần Phật; là nơi để chúng ta trú tâm, hướng tâm đến. Nếu hướng tâm, trú tâm được rồi thì chúng ta có thể không cần bát hương cũng được. Cho nên, rất nhiều các nước trên thế giới không có bát hương nhưng họ vẫn có câu chuyện tâm linh của họ. Bát hương cũng không phải nơi mà thế giới vô hình, ông bà tổ tiên trú ngụ.
Từ đó, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của bát hương để nhẹ nhàng hơn về tâm lý; bớt lo lắng, không sợ đụng chạm vào bát hương nữa.
Tuy nhiên, dù thế giới tâm linh không trú ngụ trong bát hương, nhưng việc để lẫn lộn vị trí bát hương sau khi tỉa, lau chùi là điều không nên.
(*) Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Nguồn: https://yeucuocsong.vn/nam-nay-co-4-ngay-dep/